Chất béo trung tính chuỗi trình bình (MCT) có tác dùng gì đối với sức khỏe?

-

Trong thời gian gần đây, MCT nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo người dùng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới. Vậy MCT là gì? Tại sao MCT lại được quan tâm đến vậy?

MCT là gì?

MCT là viết tắt của medium-chain triglycerides (chất béo trung tính chuỗi trung bình), là ester của glycerol và acid béo có từ 6 đến 12 phân tử carbon trong nguyên tử. Do mạch carbon ngắn, MCT có thể dễ dàng hấp thu nhanh qua đường ruột, không cần qua quá trình nhũ tương hoá với muối mật và quá trình thuỷ phân bởi men tụy như chất béo loại có chuỗi carbon dài (long-chain triglycerides, LCT)

Chất béo trung tính chuỗi trung bình là loại chất béo có trong một số nguồn thực phẩm như dầu dừa, dầu cọ, sữa chuyên chất, Bơ, Phô Mai, Yogurt nguyên chất.

MCT hoạt động như thế nào?

Do có chiều dài chuỗi ngắn hơn, chất béo trung tính chuỗi trung bình nhanh chóng được chia nhỏ và hấp thụ vào cơ thể, trở thành một nguồn năng lượng nhanh chóng và ít có khả năng bị tích trữ dưới dạng mỡ.

Cụ thể, không giống như các axit béo chuỗi dài hơn, MCT đi thẳng đến gan và được sử dụng làm nguồn năng lượng tức thì hoặc biến thành xeton. Xeton là chất được tạo ra khi gan phân hủy một lượng lớn chất béo. Khác với các axit béo thông thường, xeton có thể đi từ máu đến não và cung cấp năng lượng cho não, thay thế cho glucose. Xeton chỉ được tạo ra khi cơ thể thiếu hụt cacbohydrate, chẳng hạn như trong thời gian theo chế độ ăn kiêng Keto – một chế độ ăn có lượng carb rất thấp.

Vì calo trong chất béo trung tính chuỗi trung bình được chuyển hóa thành năng lượng và được cơ thể sử dụng hiệu quả hơn nên ít bị tích trữ dưới dạng mỡ hơn. Bên cạnh đó, MCT được tiêu hóa nhanh hơn so với chất béo trung trúng cuỗi dài nên sẽ được sử dụng làm năng lượng trước, lượng chất béo còn thừa cuối cùng sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ.

Các nguồn chất béo trung tính chuỗi trung bình?

Hầu hết, các chất béo và dầu có nguồn gốc động vật và thực vật đều chứa chất béo trung tính chuỗi dài (ví dụ: cá, bơ, quả hạch, hạt, ngô, đậu phộng, cây rum và dầu đậu nành). Ngược lại, các nguồn chất béo chuỗi trung bình tự nhiên bao gồm:

  • Dầu dừa: chứa 55% MCT
  • Dầu cọ: chứa 54% MCT
  • Sữa nguyên chất: chứa 9% MCT

.

.

6 lợi ích sức khỏe của MCT

Tác dụng hỗ trợ giảm cân

Chất béo trung tính chuỗi trung bình có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách giảm lượng calo nạp vào và giảm tích trữ mỡ, đồng thời tăng cảm giác no, thúc đẩy đốt cháy calo và tăng lượng xeton khi thực hiện chế độ ăn kiêng ít carb.

Mật độ calo thấp hơn: chất béo trung tính chuỗi trung bình cung cấp ít calo hơn khoảng 10% so với chất béo trung tính chuỗi dài (mỗi gram MCT chứa 8.4 calo trong khi mỗi gram LCT chứa 9.2 calo).

Tạo cảm giác no: một nghiên cứu cho thấy so với chất béo trung tính chuỗi dài thì chất béo trung tính chuỗi trung bình mang lại hiệu quả cao hơn trong việc làm tăng nồng độ peptide YY và leptin – hai loại hormone giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no.

Ít bị tích trữ dưới dạng mỡ: chất béo trung tính chuỗi trung bình được hấp thụ và tiêu hóa nhanh hơn chất béo trung tính chuỗi dài nên được sử dụng làm năng lượng trước thay vì được tích trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng hết thì lượng chất béo còn thừa vẫn sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Đốt cháy calo: một số nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy chất béo trung tính chuỗi trung bình (chủ yếu là C8 và C10) có thể thúc đẩy khả năng đốt cháy mỡ và calo của cơ thể.

Giảm mỡ nhiều hơn: một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất béo trung tính chuỗi trung bình giúp đốt cháy mỡ và giảm mỡ nhiều hơn so với chế độ ăn nhiều chất béo trung tính chuỗi dài. Tuy nhiên, những lợi ích này có thể sẽ giảm dần và biến mất sau 2 – 3 tuần khi cơ thể đã thích nghi

Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu năm 2010 xuất bản trong Tạp chí thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng báo cáo rằng MCT có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của hội chứng chuyển hóa – thuật ngữ được đưa ra cho một nhóm các rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như béo bụng, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và suy giảm mức đường huyết lúc đói.

MCT có thể giúp giảm bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong nói chung do giúp giảm tỷ lệ béo phì. Nhiều khả năng, chúng có tác dụng tích cực này vì chúng chống viêm, dễ tiêu hóa, bão hòa và dễ dàng sử dụng cho năng lượng như mô tả ở trên.

MCT có thể ngăn ngừa ung thư

Thêm dầu MCT vào chế độ ăn uống của bạn có thể có tác động lớn hơn và đáng ngạc nhiên đến sức khỏe của bạn – MCT có thể có chất ức chế khối u.

Theo một nghiên cứu, nơi các tế bào khối u của con người tiếp xúc trực tiếp với MCT trong môi trường phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng chống khối u hấp dẫn.

Một nghiên cứu khác, được thực hiện trên chuột, cho thấy rằng việc tiêu thụ một chế độ ăn ketogenic bổ sung axit béo omega-3 và MCTs làm chậm sự phát triển của khối u và các khối u ở những con chuột được áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt cho thấy nguồn cung cấp máu giảm.

Nghiên cứu thêm là cần thiết trong những lĩnh vực này, nhưng những phát hiện ban đầu rất hứa hẹn.

Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng

MCT có thể tăng cường khả năng miễn dịch và giúp ích cho sức khỏe đường ruột vì chúng nhắm vào vi khuẩn có hại mà không tiêu diệt vi khuẩn tốt trong dạ dày. Chúng đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy.

MCT cũng được chứng minh là làm tăng tính thấm của ruột và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này có thể hữu ích cho những người bị bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, hội chứng ruột rò rỉ, bệnh Crohn và nhiễm trùng túi mật.

Có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm

MCT có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột.

Dưới đây là một số được biết là bị giết bởi chất béo chuỗi trung bình: liên cầu khuẩn (gây viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi và nhiễm trùng xoang), nhiễm khuẩn huyết (nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng đường tiết niệu), neisseria (gây viêm màng não, lậu và các bệnh viêm vùng chậu) và một số chủng khác gây ra virus dạ dày, nấm candida, loét và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Một điều tuyệt vời khác về MCT là chúng có khả năng làm giảm vi khuẩn xấu, không gây hại hay loại bỏ vi khuẩn tốt nên thành phần này tốt cho sức khỏe đường ruột và chức năng tiêu hóa.

Cải thiện chức năng não bộ

Có một số mối liên hệ được ghi nhận giữa lợi ích của dầu MCT và sức khỏe não bộ. MCT đóng vai trò như nhiên liệu cho hệ thần kinh trung ương, vì chúng có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não.

Một nghiên cứu được tiến hành trên những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer (AD) từ nhẹ đến trung bình cho thấy rằng việc bổ sung MCT vào chế độ ăn của bệnh nhân, cùng với việc điều trị AD thường xuyên của họ, cải thiện chức năng nhận thức

Nghiên cứu sâu hơn cũng đã phát hiện ra rằng chế độ ăn keto có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng não thông qua ketosis, có thể chống lại sự suy giảm chức năng glucose góp phần làm suy giảm chức năng não do AD.

Lợi ích đối với bệnh tiểu đường

Chất béo trung tính chuỗi trung bình có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu, chế độ ăn giàu loại chất béo này làm tăng độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu khác ở 40 người thừa cân và bị tiểu đường tuýp 2 cho thấy rằng việc bổ sung MCT giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường mà cụ thể là làm giảm khối lượng cơ thể, giảm mỡ bụng và giảm tình trạng kháng insulin.

Một số tác dụng khác cho sức khỏe

Giảm cholesterol: Chất béo trung tính chuỗi trung bình giúp làm giảm nồng độ cholesterol. Điều này được chúng minh trong cả các nghiên cứu trên động vật và trên người.

Vì chất béo trung tính chuỗi trung bình là một nguồn năng lượng dễ hấp thụ và tiêu hóa nên đã từ lâu được sử dụng để điều trị chứng suy dinh dưỡng và các dạng rối loạn gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Bổ sung loại chất béo này sẽ giúp cải thiện các bệnh lý và vấn đề sức khỏe như:

+ Tiêu chảy

+ Chứng phân mỡ (khó tiêu hóa chất béo)

+ Bệnh gan

Ngoài ra, chất béo trung tính chuỗi trung bình còn có lợi cho những người đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ruột hoặc dạ dày. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy những tác dụng của việc bổ sung MCT trong chế độ ăn kiêng Keto để điều trị chứng động kinh.

Tác dụng tăng cường hiệu suất tập thể dục

Chất béo trung tính chuỗi trung bình được cho là giúp làm tăng mức năng lượng trong quá trình tập thể dục cường độ cao và đóng vai trò như một nguồn năng lượng thay thế cho glycogen dự trữ.

Một số nghiên cứu trên người và động vật cho thấy điều này có thể cải thiện sức bền và mang lại lợi ích cho các vận động viên theo chế độ ăn ít carb.

Liều lượng sử dụng

Mặc dù không có quy định nào về lượng dầu MCT tối đa mà một người có thể tiêu thụ trong một ngày nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi người nên tiêu thụ 4 – 7 muỗng canh (tương đương 60 – 100 ml)/ngày. (11) Cũng chưa xác định được rõ liều lượng cần dùng để có được những lợi ích kể trên nhưng lượng được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu là từ 1 – 5 muỗng canh (tương đương 15 – 74 ml) mỗi ngày.  Hiện không có bất cứ báo cáo nào về phản ứng bất lợi nghiêm trọng khi dùng các sản phẩm bổ sung MCT.

Hiện nay, MCT được ứng dụng trong các sản phẩm dinh dưỡng ở các nước phát triển châu Âu, trong khi đó ở các nước đang phát triển, rất khó để thấy sự xuất hiện của MCT trong các sản phẩm trên thi trường bởi phương pháp tạo ra nó không hề đơn giản, giá thành cao. MCT hiện nay được ứng dụng chủ yếu trong các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng bổ sung năng lượng, là lựa chọn tuyệt vời cho cuộc sống hiện đại, cũng như nhiều doanh nghiệp trong việc nghiên cứu các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận