Khoáng chất là gì? Những khoáng chất nào cần thiết cho cơ thể?

-

Đối với cơ thể con người, mỗi một loại khoáng chất lại có những chức năng khác nhau, liều lượng cần thiết khác nhau. Vậy khoáng chất là gì? Khoáng chất có trong những thực phẩm nào? Nhu cầu của cơ thể với khoáng chất ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé

1.Khoáng chất là gì?

Khoáng chất là những chất vô cơ mà cơ thể cần với một lượng nhỏ cho nhiều chức năng khác nhau, bao gồm: hình thành xương và răng; thành phần thiết yếu của chất lỏng và mô trong cơ thể; thành phần của hệ thống enzym và giúp cho hoạt động chức năng thần kinh diễn ra bình thường.

Một số khoáng chất cần với lượng lớn hơn những khoáng chất khác, ví dụ: canxi, photpho, magie, natri, kali và clorua. Những chất khác được yêu cầu với số lượng nhỏ hơn và đôi khi được gọi là chất khoáng vi lượng, ví dụ: sắt, kẽm, iốt, florua, selen và đồng. Mặc dù được yêu cầu với một lượng nhỏ hơn, nhưng các khoáng vi lượng không kém phần quan trọng so với các khoáng chất khác.

2.Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể

2.1 Với cơ thể người bình thường

Khoáng chất giữ các vai trò:

– Giúp ích cho quá trình tăng trưởng và vững chắc của xương.

– Là chất xúc tác cho hoạt động của các enzym.

– Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa.

– Góp mặt trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể.

– Là thành phần cấu tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể.

– Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.

– Phòng ngừa bướu cổ.

2.2 Với phụ nữ mang thai

Khoáng chất là rất cần thiết để cơ thể mẹ và cả thai nhi luôn khỏe mạnh, hấp thụ và chuyển hóa tốt các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bổ sung đầy đủ khoáng chất sẽ giúp em bé phát triển tốt hơn, hạn chế nhiều khuyết tật.

2.3 Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khoáng chất cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ giai đoạn bào thai, như chất sắt cần thiết cho sự phát triển của não bộ, canxi cho hệ xương phát triển vững chắc và đạt tỷ trọng tối ưu…

Cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển toàn diện, thiếu các khoáng chất trẻ sẽ không phát triển 1 cách hoàn thiện nhất.

2.4 Hậu quả của cơ thể thiếu khoáng chất

Mặc dù chỉ cần một số lượng khiêm tốn khoáng chất, nhưng thiếu chúng cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động:

– Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị cảm, cúm, nhiễm trùng.

– Cao huyết áp.

– Giòn xương, xương yếu, còi xương, teo xương.

– Đau nhức bắp thịt, xương khớp.

– Rối loạn tiêu hóa.

– Dễ thiếu máu, choáng váng, ngất xỉu.

– Dễ mắc trầm cảm, lo âu.

3. Một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Magiê

Magiê là một khoáng chất thiết yếu có trong tất cả các mô của con người, đặc biệt là trong xương. Nó có cả chức năng sinh lý và sinh hóa và có mối quan hệ qua lại quan trọng với canxi, kali và natri. Magie cần thiết cho sự hoạt hóa của nhiều enzym (ví dụ các enzym liên quan đến việc sao chép ADN và tổng hợp ARN) và tiết hormone tuyến cận giáp, tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Ngoài ra, Magie cũng cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh.

Natri

Natri chịu trách nhiệm điều chỉnh hàm lượng nước trong cơ thể và cân bằng điện giải. Việc kiểm soát nồng độ natri trong máu phụ thuộc vào sự cân bằng giữa bài tiết và hấp thu natri ở thận, được điều hòa bởi thần kinh và hormone. Natri cũng cần thiết cho hấp thụ một số chất dinh dưỡng và nước từ ruột. Natri là một thành phần của muối thông thường, được gọi là natri clorua (NaCl).

Kẽm

Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Kẽm giúp tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau, vì vậy các mẹ bầu cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường.

Sắt

Sắt cần thiết cho sự hình thành hemoglobin trong hồng cầu; hemoglobin liên kết với oxy và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt cũng là một thành phần thiết yếu trong nhiều phản ứng enzym và có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sắt cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình chuyển hóa thuốc và các chất lạ cần được loại bỏ khỏi cơ thể.

Đồng

Đồng (Cu) là khoáng chất được cơ thể hấp thụ ở dạ dày và phần trên của ruột non, sau đó đi vào máu. Đồng có tác dụng chống oxy hóa, ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, và rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh.

Kali

Kali cần thiết cho sự cân bằng nước và điện giải và hoạt động bình thường của các tế bào, bao gồm cả dây thần kinh. Tăng lượng kali trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến giảm huyết áp, vì nó thúc đẩy đào thải natri theo đường nước tiểu. Người ta cho rằng việc tăng lượng kali tiêu thụ có thể bù đắp tác động của một số natri trong chế độ ăn uống, do đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Kali có trong hầu hết các loại thực phẩm nhưng trái cây (đặc biệt là chuối), rau, thịt, cá, động vật có vỏ, quả hạch, các loại hạt, đậu và sữa.

Manga

Mangan hỗ trợ hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh và nhiều hệ thống enzyme khác. Mangan là khoáng chất đặc biệt cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm hỗ trợ phát triển và duy trì mật độ xương.

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận