MÀNG LỌC CHỐNG NẮNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ MÀNG LỌC CHỐNG NẮNG

-

Màng lọc chống nắng hay UV Filter đối với những tín đồ “nghiện” skincare chắc chắn sẽ không còn xa lạ, nhưng với những ai mới tập tành skincare chắc sẽ khá mơ hồ về khái niệm này. Màng lọc chống nắng là gì? Màng lọc chống nắng quan trọng thế nào?

Bức xạ mặt trời và khả năng xuyên qua da

Trước tiên chúng ta cần nhắc lại về tác hại của tia UV. UV có nhiều loại, trong đó UVA và UVB là 2 tia tác động đến da nhiều nhất.

Tác động của UV tới làn da

Tác hại của UVB có thể nhìn thấy ngay, chúng làm cháy bỏng da, hay chúng ta còn gọi là cháy nắng mỗi khi đi biển về, những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ xuất hiện tình trạng đỏ sạm nguyên vùng.

UVA là kẻ thù âm ỉ của làn da, nó chiếm tới 90% lượng tia UV chúng ta phải tiếp xúc mỗi ngày. Tuy không làm cháy da ngay như UVB nhưng hệ lụy để lại của nó lại nặng nề hơn, chúng gây sạm, nám, lão hóa,….

Ngoài UV thì HEV (ánh sáng xanh đến từ thiết bị điện tử) và IR (tia hồng ngoại đến từ nhiệt của mặt trời, lò sưởi, bếp ga,…) cũng gây hại cho da.

Khái niệm màng lọc chống nắng (UV Filters)

Màng lọc chống nắng chính là các thành phần có khả năng chống nắng. Chúng được phát minh ra để giảm thiểu tác động của tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời lên da. 

Cơ chế hoạt động của các loại màng lọc chống nắng (UV Filters)

Dựa vào cấu trúc và cơ chế hoạt động có thể chia các màng lọc chống nắng thành 2 loại, chống nắng vật lý (vô cơ) và chống nắng hóa học (hữu cơ).

Cơ chế hoạt động của màng lọc chống nắng

Chống nắng hóa học: là những hợp chất hữu cơ dễ biến đổi cấu trúc, chúng hoạt động bằng cách hấp thụ UV khi gặp tia UV, sau đó được đào thải dưới dạng nhiệt hoặc được chuyển hóa bởi cơ thể để không gây hại cho da. 

Chống nắng vật lý: thường là các muối vô cơ, bao gồm Kẽm Oxide, Titanium Dioxide, Sắt Oxide,… Theo các nhà khoa học, các thành phần này hoạt động bằng cách tán xạ và phản xạ tia UV. Với kích thước hạt lớn, chúng tán xạ UVB và phản xạ UVA trước khi chúng thâm nhập vào da. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng màng lọc vật lý cũng hấp thụ tia UV, phản xạ và tán xạ chỉ đóng vai trò bổ trợ.

Dù là màng lọc vật lý hay hóa học, khi cấu trúc của chúng bị phá vỡ khả năng bảo vệ sẽ không còn. Do đó người dùng luôn được khuyến khích thoa lại kem chống nắng đều đặn.

Tác dụng của màng lọc chống nắng (UV Filters)

Giúp bảo vệ da khỏi tia UV

Màng lọc chống nắng giống như một lá chắn, chúng hấp thụ và phản xạ tia UVA, UVB. Ngăn chặn tác động có hại của ánh sáng mặt trời gây cháy da, nám da, đỏ da và lão hóa da.

Chống lại tác nhân có hại

Không chỉ giúp ngăn chặn tác động của tia UV, màng lọc chống nắng còn tạo 1 hàng rào bảo vệ mỏng giữa da và môi trường bên ngoài, bảo vệ da khỏi ô nhiễm môi trường, các chất gây kích ứng.

Ngăn ngừa sạm và lão hóa da

Tia UV là tác nhân gây sạm da, lão hóa, lúc này sử dụng kem chống nắng có hệ màng lọc chất lượng sẽ chặn đứng tác động của tia UV, tránh gây nám, tàn nhang, lão hóa da.

Giảm nguy cơ cháy nắng

Cháy nắng là một tình trạng da bị bỏng do tác động quá mức của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Hệ thống màng lọc chống nắng trong kem chống nắng giúp giảm nguy cơ cháy nắng bằng việc hấp thụ và phản xạ tia UV độc hại.

Hạn chế gây kích ứng

Kem chống nắng với hệ thống màng lọc chống nắng thường chứa các thành phần nhẹ nhàng và lành tính, giúp làm dịu và không gây kích ứng cho da.

Kéo dài thời gian bảo vệ da

Sản phẩm chống nắng có hệ màng lọc càng tiên tiến thì khả năng chống lại tác hại của UVA1, UVA2, UVB càng tốt, kéo dài khả năng bảo vệ da, nhờ vậy bạn luôn tự tin mà không sợ da không được bảo vệ.

Các loại màng lọc chống nắng phổ biến hiện nay

Màng lọc chống nắng vật lý

  • Titanium Dioxide: Một trong hai màng lọc chống nắng vật lý có phổ bảo vệ rộng; bền vững và mạnh mẽ nhất ở UVB đến UVA-II. Đây là một thành phần phổ biến được khuyến nghị cho cả da nhạy cảm do khả năng hạn chế kích ứng của thành phần này.
  • Zinc Oxide: Một trong hai màng lọc chống nắng vật lý có phổ bảo vệ rộng và bền vững, từ UVB đến UVA-I đồng thời ngăn chặn sự hình thành nám da và tàn nhang. Tương tự như Titanium Dioxide, Zinc Oxide cũng thích hợp cho mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm.
  • Iron Oxide: tuy có hoạt phổ nhưng chưa được công nhận là một màng lọc UV, khi được thêm vào kem chống nắng có thể làm giảm hiện tượng vệt trắng, giúp tăng khả năng bảo vệ da khỏi tia UV, HEV, IR

Màng lọc chống nắng hóa học

  • Tinosorb S: hoạt đồng bằng cách hấp thụ cả tia UVA và UVB từ 280-380nm với đỉnh hấp thụ ở mức 310 và 343nm
  • Tinosorb M: Màng lọc chống nắng thế hệ mới bền vững và tốt nhất hiện nay, bảo vệ phổ rộng từ UVB đến UVA-I với 2 đỉnh chống nắng tại 310nm và 345nm.
  • Ecamsule (Mexoryl SX): bảo vệ da khỏi tia cực tím UVA, có bước sóng 290-390nm
  • Uvinul T150: bộ lọc tia UVB với khả năng hấp thụ đặc biệt cao, hấp thụ năng lượng từ bước sóng 290 – 320nm 
  • Octocrylene: Màng lọc hấp thụ chủ yếu UVB và một ít UVA-II với đỉnh chống nắng tại 304nm. Tương đối ổn định, chỉ mất khoảng 10% khả năng chống nắng trong 95 phút.

Màng lọc chống nắng là một phát minh vĩ đại trong ngành làm đẹp. Lựa chọn sản phẩm kem chống nắng có hệ màng lọc đa dạng và phổ rộng nhiều bước sóng sẽ giúp bảo vệ da của bạn tốt hơn. Điều quan trọng là các thành phần đều có thể bị phá vỡ, do đó phải sử dụng chống nắng đều đặn, thoa lại liên tục trong ngày sẽ giúp bạn luôn có gương mặt tươi tắn rạng ngời

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận