SODIUM LAURYL SULFATE (SLS) – Hoạt chất tạo bọt trong mỹ phẩm, hay chất tẩy rửa độc hại đối với làn da?

-

Nhiều chị em khi sử dụng mỹ phẩm thường lo lắng, đắn đo khi thấy Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có mặt trong bảng thành phần của sản phẩm vì những thông tin như “SLS là chất tẩy rửa gây bào mòn da” SLS gây ung thư da… Vậy SLS có thật sự nguy hiểm đối với làn da hay không, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

SODIUM LAURYL SULFATE (SLS) là gì?

SLS (hay sodium lauryl sulfate) được sử dụng như một thành phần trong dầu gội từ những năm 1930, khi đó nó được xem là một thành phần thay thế cho xà phòng. SLS hoạt động như một chất hoạt động bề mặt anion, giúp bụi bẩn và dầu từ tóc phân tán lơ lửng trong nước ở dạng hòa tan, nhũ hóa hoặc huyền phù để rửa trôi chúng. Nó cũng là chất tạo bọt hiệu quả tạo cảm giác sạch khi gội đầu,…

SLS có nguồn gốc từ dừa hoặc dầu hạt cọ (2 loại cây có nguồn acid lauric phong phú). Acid lauric này được xử lý bằng cách thêm acid sulfuric (từ dầu mỏ) vào và sau đó trung hòa bằng natri carbonate (một khoáng chất tự nhiên).

Hàm lượng biobase của SLS là 100%, nghĩa là tất cả carbon trong phân tử có nguồn gốc từ thực vật chứ không phải nguồn dầu mỏ không thể tái tạo.

Cơ chế hoạt động của Sodium Lauryl Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate là chất lưỡng tính nên nó sẽ nhẹ nhàng di chuyển tới bề mặt của chất lỏng, thực hiện liên kết với các phân tử Sodium Lauryl Sulfate khác để làm giảm độ căng trên bề mặt. Chính điều này giúp nó nhanh chóng lan rộng đồng thời trộn đều được chất lỏng.

Sodium Lauryl Sulfate có hoạt tính biến tính protein mạnh đồng thời hạn chế lây nhiễm từ virus thông qua phương pháp hòa tan vỏ bọc virus hoặc biến tính protein / protein capsid.

Những công dụng chính của Sodium Lauryl Sulfate

Chất tạo bọt trong mỹ phẩm

Công năng đặc biệt của SLS chính là hợp chất bề mặt làm sạch, tạo độ ẩm, nhũ hóa hoặc hòa tan các bã nhờn để làm sạch tận sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối. Đồng thời hợp chất này cũng là một trong những thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Với công dụng làm sạch như trên, SLS thường là lựa chọn tối ưu dành cho những sản phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc cơ thể.

Chất tẩy, làm sạch trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể

Nếu bạn nhìn một lượt phòng tắm của mình và cả các kệ phía trên vòi sen sẽ rất dễ bắt gặp hợp chất Sodium Lauryl Sulfate này ngay tại nhà của mình. SLS thường có mặt trong hầu hết các sản phẩm sau:

  • Sản phẩm làm đẹpnhư: kem cạo râu, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết và cả xà phòng rửa tay chuyên dụng.
  • Sản phẩm chuyên dụng cho tócnhư: dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị gàu…
  • Sản phẩm chăm sóc răngchẳng hạn như: kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng.
  • Sản phẩm dành cho nhà tắmnhư: dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm. Ngoài ra còn có thể tìm thấy trong sữa tắm và bọt tắm.
  • Kem và sữa dưỡng thểnhư: các loại kem thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa hoặc kích ứng, kem chống nắng và các loại kem giúp rụng lông…

Ngoài ra, nó còn là chất làm sạch, tẩy rửa trong sản phẩm sinh hoạt hàng ngày như xà bông rửa chén, Bột giặt, Chất tẩy vết bẩn, keo vải…

Vậy Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm có an toàn hay không?

Sodium Lauryl Sulfate cam kết đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt tính làm sạch bề mặt , đặc biệt trước khi đưa vào sử dụng nó cũng đã được kiểm định chất lượng từ nhiều chuyên gia. Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hay gián tiếp nào cho thấy khả năng ung thư, bệnh khi sử dụng sản phẩm.

Tất cả các thí nghiệm của Sodium Lauryl Sulfate có tác dụng gì  đều cho kết quả lành tính, an toàn khi dùng với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, Sodium Lauryl Sulfate hay có một hồ sơ thông tin an toàn, tác dụng tuyệt vời, không có tác dụng phụ.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Stefanie Morris- Giám đốc y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại European Dermatology London cho hay: “Tất cả mọi đối tượng đều có thể sử dụng mỹ phẩm chứa Sodium Lauryl Sulfate mà không phải lo lắng về tác dụng kích ứng của nó“. Ông cũng chia sẻ thêm, “Bởi sản phẩm khá dễ để rửa trôi, tiếp xúc da chỉ trong thời gian ngắn và nếu rửa sạch thì sẽ có rất ít Sodium Lauryl Sulfate bám lại trên da

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận