Thương hiệu mỹ phẩm Việt mạnh tay trong chiến dịch chống hàng giả trên toàn quốc
Thương hiệu mỹ phẩm Việt những năm trở lại đây được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn bởi sự đầu tư về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, với hệ thống lớn mạnh trên toàn quốc, cùng với sự phát triển vượt bậc của các trang mua sắm điện tử, rất nhiều gian thương đã lợi dụng điều này để bán hàng không rõ nguồn gốc xuất sứ, gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của doanh nghiệp và sức khỏe của người tiêu dùng.
Mỹ Phẩm Việt Nam – Miếng bánh ngọt thơm ngon hay nguy cơ gian lận thương mại
Trong một khảo sát được thực hiện giữa 458 nữ giới từ 16 tuổi trở lên vào tháng 1 năm 2020 bởi Q&Me là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam cho thấy hơn 60% số người được khảo sát sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch.
Bên cạnh đó, số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến vẫn đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội. Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ phẩm
Mỹ phẩm Việt ngày càng được khách hàng yêu thích
Từ cuộc khảo sát này có thể thấy rằng, thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhờ vào nhu cầu ngày càng đa dạng đối với các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là ở Việt Nam với dân số trẻ chiếm đa số và luôn cởi mở với các xu hướng làm đẹp trên thế giới. Các thương hiệu mỹ phẩm nội địa cũng vì thế mà ngày càng có chỗ đứng trên thị trường với những thay đổi tích cực từ chất lượng, thiết kế cho đến các phương pháp tiếp cận với khách hàng.
Nhiều thương hiệu Việt chịu tổn thất bởi tình trạng bán hàng giả trà lan
Cùng với sự khởi sắc của thị trường, hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nội địa hiện cũng vô cùng “đau đầu” bởi tình trạng bán phá giá, bán hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Và Facebook, Zalo, các kênh thương mại điện tử…. trở thành công cụ đắc lực cho các gian thương trong việc bán hàng. Đại diện của một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng cho biết: “Các đối tượng bán phá giá, hàng giả, hàng nhái hiện nay hoạt động tràn lan, tinh vi với nhiều thủ đoạn khác nhau, khiến đơn vị mất rất nhiều công sức để tìm ra được những đối tượng này và chắc chắn chúng tôi sẽ có những biến pháp mạnh tay và cứng rắn đối với các trường hợp vi phạm”.
Thương hiệu Việt “mạnh tay” trong việc chống phá giá, bảo vệ uy tín thương hiệu
Chuyện hàng giả, hàng nhái đã diễn ra trong cuộc sống của chúng ta rất lâu, đặc biệt hiện nay, khi sự phát triển của khoa học, công nghệ, tình trạng này lại càng tiếp diễn phổ biến với các hình thức tinh vi hơn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là việc sử dụng hàng tốt hay xấu, chất lượng hay không mà đó còn là lương tâm của người bán hàng, là sự trung thực của những người kinh doanh.
Nếu “hàng thật” là những sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, đã được các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh đăng kí, được đảm bảo qua quá trình kiểm duyệt thì hàng giả, hàng nhái là những hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký. Ở Việt Nam, chuyện làm giả làm nhái và ăn cắp bản quyền, dường như đã thành chuyện hàng ngày ở huyện, đến mức, người ta không cảm thấy xấu hổ gì cả khi làm việc đó.
Một thương hiệu hướng dẫn khách hàng nhận diện hàng thật hàng giả
Cũng giống như nhiều đơn vị khác, công ty cổ phần Quốc tế Dopharma cũng chịu tổn thất từ tình trạng này, các đối tượng thường tự gắn mác “đại lý” chính hãng và giao bán sản phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu trên trang facebook. Lợi dụng lòng tin của khách hàng, các tài khoản này thường quảng cáo về các sản phẩm “chính hãng” nhưng lại có giá chỉ bằng 50% giá niêm yết so với công ty và quảng cáo chất lượng sản phẩm vô cùng hiệu quả.
Tài khoản facebook bán hàng giả các sản phẩm của Dopharma
Rất nhiều khách hàng sau khi mua các sản phẩm từ nhóm đối tượng này thường không được tư vấn, hướng dẫn cũng như theo dõi trong thời gian sử dụng sản phẩm, khi có gặp phải vấn đề, người tiêu dùng không biết tìm người bán ở đâu. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của các thương hiệu mà còn gây ra tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng.
Các thương hiệu Việt mạnh tay trong việc chống hàng giả
Theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các hành vi vi phạm như: Bán; chào hàng; vận chuyển; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định nêu trên sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đến 55.000.000 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi vi phạm còn phải chịu hình thức phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa,… và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Chính bởi vậy mà nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt thường nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng để có thể xử lý các trường hợp này, đảm bảo danh tiếng của thương hiệu cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Chắc chắn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ có thêm nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chống lại hành vi này, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Bên cạnh việc xử lý nghiêm các trường hợp bán hàng kém chất lượng, các thương hiệu mỹ phẩm cũng khuyến cáo khách hàng cần phải mua hàng chính hãng tư các kênh chính hãng.. để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm và bảo vệ được sức khỏe của mình.
Tài khoản facebook bán hàng không rõ nguồn gốc các sản phẩm của Dopharma
Đại diện của một thương hiệu mỹ phẩm cũng cho biết thêm; “Chúng tôi mong muốn xây dựng môi trường kinh doanh trọng sạch, bền vững và chuyên nghiệp. Mỹ phẩm Việt nội địa ngày càng được khách hàng tin tưởng, nên các hành vi gian thương, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, lợi ích của đại lý cũng như gây tâm lý hoang mang cho khách hàng chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý đến cùng”
Mỹ phẩm Việt ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Việc đảm bảo được môi trường kinh doanh trong sạch, hiệu quả sẽ giúp hình ảnh mỹ phẩm Việt trong mắt khách hàng được nâng cao rất nhiều. Nhận thấy các doanh nghiệp Việt cần phải có sự liên kết, hợp tác với nhau trong cuộc chiến trường kỳ này để tạo nên một môi trường kinh doanh cùng nhau phát triển và thành công.