Giảm tiêu thụ đường, sức khỏe thay đổi 180 độ

-

Đường là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Chúng giúp cho các món ăn trở nên ngọt ngào hơn. Chính vì vậy, đường được gọi với cái tên “gia vị hạnh phúc”. Tuy nhiên, nó cũng mang đến rất nhiều hệ quả không tốt khác đối với sức khỏe.  

Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường). Sử dụng nhiều đường tinh luyện có thể làm tăng khả năng kháng insulin, tăng nguy cơ tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.

Vì vậy, loại bỏ bớt lượng đường khỏi chế độ ăn có thể mang nhiều lợi ích cho cơ thể.

Ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng như nào?

Đường làm tăng nguy cơ béo phì và phát triển bệnh tiểu đường. Đường còn có thể gây ra kém minh mẫn và thậm chí đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cắt giảm đồ ăn có đường là một bước tiến lớn đối với việc ăn uống lành mạnh để giảm cân.

Việc ăn đường sẽ kích hoạt phản ứng dopamine trong não và ảnh hưởng đến tâm trạng, có thể khiến đổ mồ hôi và cáu kỉnh. Lượng đường dư thừa có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và thay đổi tâm trạng.

Nạp nhiều đường sẽ giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà lẽ ra nên ăn, vì vậy, khi bỏ đường, chúng ta sẽ có hứng thú hơn với chất béo lành mạnh, protein và chất xơ.

Sẽ thế nào nếu bạn bỏ đường vài ngày?

Đây là lúc sự ảnh hưởng thể hiện rõ rệt. Chúng ta có thể cảm thấy hơi “hụt hẫng” sau vài ngày bỏ đường. Tùy thuộc vào mức độ nghiện đường của cơ thể, những người khác nhau gặp phải các triệu chứng khác nhau.

Nhiều người khi ngừng ăn đường, có thể gặp các triệu chứng như đau đầu và cảm thấy thiếu năng lượng đặc biết với nhiều người bị huyết áp thấp.

Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể ngược lại như thấy tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn nhưng lại nhanh đói và khát. Hãy làm dịu cơn khát bằng cách cung cấp đủ nước, việc này cũng giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn.

Sau một tháng không ăn đường, cơ thể tốt hơn nhưng lại nhanh đói và khát. Hãy làm dịu cơn khát bằng cách cung cấp đủ nước, việc này cũng giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn.

  • Cắt giảm đồ ngọt có nghĩa là giảm lượng calo và trọng lượng cơ thể, do đó mức cholesterol cũng được cải thiện.
  • Cắt giảm lượng đường cũng giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Cơ thể sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn để tự sửa chữa và bảo vệ và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Quá nhiều đường có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim. Giảm bớt lượng đường có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Cơ thể có càng nhiều đường càng tăng khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh khác. Giảm lượng đường ăn vào làm giảm các nguy cơ này.

Ngừng ăn đường có thể có lợi theo nhiều cách, nhưng đôi khi có thể phản tác dụng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hằng ngày.

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận