CHIẾT XUẤT VỎ CÂY TÔ MỘC LÀ GÌ? CÔNG DỤNG VỚI LÀN DA

-

Tô mộc hay còn gọi là gỗ vàng, một loại cây được nhân giống bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng cây vào mùa xuân, không kén đất và ít sâu bệnh. Chiết xuất vỏ cây tô mộc có tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh và với làn da. Được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp hiện nay.

1. Cây tơ mộc là gì? Tổng quan về cây tô mộc 

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Gỗ cây vang, cây tô phượng, cây vang nhuộm

Tên dược: Lignum Sappan

Tên khoa học: Caesalpinia sappan L.

Tên tiếng Trung: 苏木

Thuộc họ: Vang (danh pháp khoa học: Caesalpiniaceae)

Giải thích tên gọi: Tô mộc là phần gỗ đã phơi khô của cây Tô mộc hoặc cây Gỗ vang. Vì dược liệu phân bố và được sản xuất ở Tô Phượng (một nước cổ nằm tại vùng hải đảo Trung Quốc) nên chúng có tên gọi là Tô Phượng hoặc Tô mộc (Tô là Tô Phượng, mộc là gỗ).

Đặc điểm sinh thái:

Cây tô mộc có tên gọi là khác gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng. Tên khoa học là Caesalpinia sappan L. Cây tô mộc là một loại cây cao từ 7 đến 10 mét, thân cây có những gai nhọn. Lá của cây tô mộc có dạng lá kép lông chim, bao gồm 12 đôi lá chét trở lên, có hình dẹp ở phía dưới và tròn ở phía đỉnh, mặt trên của lá nhẵn, trong khi đó mặt dưới của lá có lông. Cụm hoa của cây tô mộc có màu vàng và mọc thành từng chùm. Hoa có 5 cánh và nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ có nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả của cây tô mộc có hình dạng giống như một giáp dẹt, ngược và dày, dai và cứng, dài từ 7 đến 10cm, rộng từ 3,5 đến 4 cm, trong có 3 đến 4 hạt màu nâu.

Trong cây Tô Mộc có Tannin, Axit Galic, chất Sappanin C12H12O4, chất Brazilin C16H14O5 và tinh dầu.

2. Chiết xuất vỏ cây tô mộc có tác dụng gì với làn da

Ánh sáng xanh là ánh sáng năng lượng cao có thể nhìn thấy xuyên sâu vào lớp da, tạo ra các phản ứng oxi hoá và dẫn đến lão hóa da. Chiết xuất vỏ cây tô mộc (Caesalpinia Sappan Bark Extract) sẽ hấp thụ ánh sáng xanh đồng thời ngăn chặn phản ứng oxi hoá.

Không những thế, chiết xuất này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu dưới da, giúp tế bào trao đổi chất tốt hơn, loại bỏ chất thải, tăng sinh collagen. Cũng như giảm thiểu tình trạng thâm, sạm da, nếp nhăn do tác động của các gốc tự do gây ra. Và giúp giảm nhăn, giảm vết chân chim nhất là vùng xung quanh mắt.

Bên cạnh đó, Astaxanthin – Một hoạt chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ, được mệnh danh là vua các chất chống oxy hóa có khả năng ức chế hình thành các gốc tự do gây hại cao hơn 6000 lần so với vitamin C, cao gấp 550 lần so với vitamin E, gấp 800 lần so với Coenzyme Q10 và gấp 54 lần so với Beta – Carotene, Astaxanthin có những công dụng nổi bật như chống lão hóa, làm sáng và hồng hào da, giúp da căng mịn tràn đầy sức sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi kết hợp chiết xuất vỏ cây tô mộc và hoạt chất Astaxanthin giúp ngăn chặn ánh sáng xanh ở bước sóng 380 – 500 nm, giúp ức chế ROS VÀ MMP – 1. Từ đó ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, bảo vệ DNA và collagen khỏi quá trình oxy hóa, suy thoái. Da mặt tăng đàn hồi và săn chắc.

3. Một số tác dụng chữa bệnh cần biết

Theo y học cổ truyền, cây tô mộc có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng trong các bệnh lý như hành huyết, thông lạc, giảm đau, bế kinh nguyệt bế, trĩ…

The nghiên cứu của dược học hiện đại, cây tô mộc có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như  Staphylococcus, Shigella dysenteriae Shiga, Shiga flexneri, Shigella Sonnei, Bacillus subtilis… 

Hoạt chất bromelain trong cây tô mộc còn có tác dụng kháng histamin và duy trì tác dụng kéo dài của hormon tuyến thượng thận, được thực nghiệm với thỏ. Nước sắc của cây tô mộc còn có khả năng khôi phục chức năng hệ tim mạch của ếch cô lập.

Ngoài ra còn có tác dụng giảm độc tố của một của một số loại thuốc kháng sinh như  Quinin, Chlorpromazine,…

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận