Biến chủng Delta của SARS-CoV-2: Liệu Vaccine có thể ngăn chặn được sự lây lan của nó?

-

Biến chủng Delta SARS-CoV-2 – loại biến chủng của virus COVID-19, nó biến đổi và nguy hiểm hơn so với những loại biến chủng trước đó. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, chúng trở nên phổ biến ở rất nhiều quôc gian, bao gồm Ân Độ và Anh. Nhiều báo cáo khuyến cáo rằng vaccine ngăn ngừa COVID-19 co thể bị ít mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây lan của loại biến chủng này. Liệu các mũi tiêm bổ sung có giúp giải quyết được tình trạng này?

bien-chung-delta-cua-sars-cov-2-lieu-vaccine-co-the-ngan-chan-duoc-su-lay-lan-cua-no

Chỉ trong một vài tháng vừa qua, biến chủng Delta của SARS-CoV-2 đã lây lan một cách chóng mặt ở nhiều nước trên thế giới và trở thành loại biên chủng phổ biến nhất hiện nay.

Với tốc độ lây lan nhanh chóng trên nhiều quốc gia, như tại Úc, để củng cố hàng rào kiên cố của tình trạng giãn cách, theo như các dữ liệu được ghi lại rằng biển thể có khả năng truyền nhiễm mạnh hơn so với loại trước đó ví dụ như biên thể Beta và trong một vài trường hợp hiện nay, nó có thể vượt qua sự ngăn chặn của vaccine COVID-19.

Giáo sư Andrew Pollard, người đứng đầu phòng nghiên cứu Vaccine tại Oxford – nơi đã cung cấp những phát kiến mới lạ nhằm phát triển vaccine Oxford-AstraZeneca, cho rằng, theo quan điểm của ông, với sự lan truyền một cách mạnh mẽ như vậy, việc đạt được miễn dịch trong toàn cộng đồng là điều không thể.

“Biến thể Delta vẫn có khả năng lây lan ngay cả đối với những người đã thực hiện tiêm vaccine. Và điều đó cũng đồng nghĩa rằng những người chưa tiêm vaccine sẽ phải đối mặt với con virus này, và chúng tôi không chắc chắn rằng có thể ngăn chặn hoàn toàn được sự lây lan này.” – Ông phát biểu trong bài phỏng vấn với báo The Guardian.

Thêm vào đó, một vài dữ liệu gần đây cho thấy khả năng miễn dịch mà vaccine ngừa COVID-19 cho hệ miễn dịch bị giảm dần đáng kể theo thời gian, điều này chứng tỏ rằng ngay cả những người đã thực hiện tiêm chủng vẫn có nguy cơ đối mặt với lây nhiễm của SARS-CoV-2. 

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học và các công ty dược phẩm lập luận rằng việc tiêm thêm một mũi tiêm nhắc lại của những loại vaccine ngừa COVID-19 được ủy quyền rộng rãi có thể ngăn ngừa được sự lây lan của biến thể Delta.

Vậy nhưng, bằng chứng nào chứng minh cho việc đó sẽ có hiệu quả và các nước trên thế giới cân nhắc việc thêm một mũi nahwcs lại nữa vào các chiến dịch ngăn ngừa COVID-19 như thế nào?

Dữ liệu sơ bộ cho thấy hiệu quả của việc tăng cường

Trong khi các công bố, dữ liệu về việc tiêm thêm một mũi nhắc lại có thể ngăn ngừa được biến chủng Delta chưa có sẵn, thì một số công ty dược phẩm sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19 đã thông báo rằng, một số thử nghiệm lâm sàng gần đây ủng hộ quan điểm này.

Dựa theo báo cáo kết quả Quý II năm 2021 của Pfizer, việc tiêm thêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 sau 2 mũi tiêm đầu giúp tăng lượng kháng thể chống lại biến thể Delta trong cơ thể người lên gấp 5 lần, đặc biệt là từ độ tuổi 18 – 55 tuổi và 65 – 85 tuổi.

Để giải đáp những câu hỏi đến từ tờ Medical News Today, người đại diện của Pfizer đã có giải đáp rằng: “Kết luận này dựa trên những dữ liệu trong quá trình thử nghiệm liều thứ 3 của vaccine BNT162b2 đang được tiến hành và các thí nghiệm khác.”

Thử nghiệm tăng cường này được xây dựng dựa trên thử nghiệm giai đoạn 1/2/3 và nó là một phần quan trọng của các công tiên dược. nó nằm trong chiến dịch phát triển thử nghiệm để xác định xem liệu rằng liều vaccine thứ ba có mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể”, họ lưu ý, người đại diện Pfizer cũng nói thêm “mong đợi những kết quả rõ ràng về các phân tích sẽ được công bố trong tuần tới.”

Liều thứ ba này sẽ giống với 2 liều trước vaccine Pfizer được ủy quyền trước đó. Tuy nhiên, các công ty sẽ nghiên cứu việc nâng cấp liều vaccine thứ 3 như thế nào, thay thế tập trung cụ thể vào biến thể Delta và có giá như thế nào. 

Đại diện của Pfizer trả lời câu hỏi của Tờ MNT:

Những thử nghiệm về độ an toàn và khả năng dung nạp với hệ miễn dịch ở người của vaccine BNT162b2 hiện đang được tăng cường. Mặc dù chúng tôi tin rằng liều thứ 3 của BNT162b2 rất có tiềm năng trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch cấp cao nhất để chống lại các loại biến thể hiện nay, bao gồm Delta thì chúng tôi vẫn không ngừng cảnh giác và cố gắng nâng cấp chất lượng của vaccine nhằm tập trung ngăn chặn với các đột biến protein của biến chủng Delta. Lô đầu tiên của mRNA cho quá trình thử nghiệm đã được sản xuất và chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 8, phụ thuộc vào sự cho phép của các nhà chức trách.”

Người đại diện của Moderna cũng cho rằng việc thêm một mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 nữa sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch trước biến thể Delta.

Công ty đã đưa ra những thông báo này, ban đầu, nó nằm trong báo cáo tài chính quý II, trong đó nêu ra rằng “Những phản ứng kháng thể đã được quan sát thấy trên các tình nguyện viên khi tăng cường hàm lượng Moderna chống lại virus COVID-19 trong các nghiên cứu thuộc giai đoạn 2.”

“Trong nghiên cứu giai đoạn 2, việc tiêm thêm 50 [microgram] đối với 3 tình nguyện viên khác nhau tham gia thử nghiệm Moderna mRNA đã mang đến những phản ứng kháng thể mạnh mẽ […] chống lại những biến thể quan trọng, bao gồm Gamma (P.1); Beta (B.1.351); và Delta (B.1.617.2),” báo cáo đã ghi rõ điều này.

Ba loại vaccine tăng cường đang được khảo sát bao gồm loại đã được ủy quyền hiện nay cũng như hai đối tượng thử nghiệm khác.

Theo báo cáo của Moderna, mức độ kháng thể trung hòa được tạo ra sau mũi tiêm nhắc lại lần thứ ba tương đương với mức độ đăng lý sau hai liều 100 microgram được cấp phép hiện tại của họ.

Vậy liệu mùi tiêm nhắc lại lần ba đã được cấp phép chưa?

Sau những phát hiện này, cả Pfizer và Moderna cũng đã tìm kiếm sự cấp phép cho mũi tiêm thứ ba tại các quốc gia đang sử dụng loại vaccine chính của họ.

Tổ chức Lương thực và Dược phẩm (FDA) đã cho phép phân phối liều thứ ba của cả hai loại vaccine Pfizer và Moderna. Tuy nhiên, nó lại chỉ được áp dụng cho những người có hệ miễn dịch kém, không có hệ miễn dịch và phải đối mặt với sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 cao hơn.

Israel là một trong những quốc gia đồng ý cấp phép cho việc phân phối liều thứ ba cho vaccine Pfizer, nó có sẵn cho những các đối tượng như “người trên 50 tuổi, nhân viên y tế, người phải đối mặt với các yếu tố nguy hiểm của virus Corona [và] tù nhân và quản giáo.”

Trong khi nước Mỹ chưa thực sự đồng ý cấp phép cho việc tiêm mũi nhắc lại, theo một nguồn tin không chính thức báo cáo rằng hàng triệu liều vaccine COVID-19 đã được đặt hàng cho chiến dịch mùa thu năm 2022.

“Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ tiếp cận hơn 500 [triệu] liều vaccine CoVID-19, và chúng tôi tự tin rằng nguồn cung của chúng tôi sẽ ủng hộ, hỗ trợ các chương trình tiềm năng tăng cường trong tương lai. Những chương trình tăng cường tiềm năng dựa trên lời khuyên cuối cùng của Ủy ban về Tiêm chủng và CHủng ngừa,” Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội trả lời câu hỏi của Tờ The Guardian.

WHO ra lệnh tạm hoãn việc tiêm nhắc lại mũi thứ ba

Trong khi việc tiêm mũi thứ ba góp phần làm giảm khả năng lây nhiễm của các biến chủng SARS-CoV-2, WHO lại tỏ ra quan ngại rằng việc phân phối mũi thứ ba sẽ gây ra chủ nghĩa vaccine, tức là vaccine sẽ chỉ đến tay những nước phát triển, thu nhập cao và nới rộng khoảng cách tiêm chủng tại những nước chưa và đang phát triển. 

“Tôi hiểu về mối lo ngại rằng chính phủ luôn cố gắng bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận được việc các quốc gia đã và đang sử dụng phần lớn nguồn cung vaccine trên toàn cầu và có thể đã sử dụng nhiều hơn.” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO, phát biểu trong buổi họp báo ngày 4/8.

Trong mọi nỗ lực cố gắng và làm giảm khoảng cách tiêm chủng, WHO đã yêu cầu các nước có thu nhập cao đi đầu trong việc phát triển và phân phối vaccine không được đề nghị thêm các mũi bổ sung ít nhất là cho đến tháng 09/2021.

“Chúng ta cần có sự đảo ngược khẩn cấp trong việc từ việc phần lớn vaccine được chuyển đến các nước có thu nhập cao thành được chuyển đến các nước có thu nhập thấp.” Tiến sĩ Tedros nhấn mạnh.

Vậy khi nào mũi nhắc lại thực sự cần thiết?

Trả lời cho câu hỏi của tờ Nature trong bài báo mới nhất, Tiến sĩ Laith Jamal Abu-Raddad, chuyên gia về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Weill Cornell Medicine-Qatar tại Doha, cho rằng lợi ích của việc tiêm thêm mũi nhắc lại đối với những người đã tiêm đủ vaccine là trong việc ngăn ngừa COVID-19 là rất ít.

Tiến sĩ Abu-Raddad tuyên bố rằng “Việc cung cấp thêm vaccine hay tiêm nhắc lại cho những người đã được bảo vệ khỏi bệnh dịch là một sự lãng phí tài nguyên.”

“Chắc chắn, chúng tôi cần suy xét về việc [cung cấp thêm liều tăng cường]. Nhưng thực sự, chúng tôi chưa có một lập luận chắc chắn nào về quan điểm này.” ông nói.

Những nhà phát triển vaccine COVID-19 tiếp tục duy trì quan điểm rằng vaccine của họ có thể mang đến sự bảo vệ toàn diện.

Trả lời cho tờ MNT, người đại diện của Pfizer nhấn mạnh:

“Cần lưu ý rằng, chúng tôi tin tưởng vào khả năng bảo vệ được mang lại bởi 2 mũi Pfizer/BioNTech COVID-19 vaccine (BNT162b2), chúng tiếp tục cho thấu hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện.”

“Tuy nhiên” họ nói thêm, “chúng tôi tiếp tục thực hiện các bước song song và tuân theo đúng khoa học, giống như những gì chúng tôi đã làm kể từ khi đại dịch này bắt đầu diễn ra. Bằng việc thực hiện các bước song song cũng như duy trì sự cảnh giác cao độ, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ luôn đi trước sự phát triển của loại virus này một bước.”

Trong một bình luận được cung cấp bởi Tờ Nature, Giáo sư Robert Aldridge, chuyên gia về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm đến từ Đại học College London tại Anh, đã cung cấp một vài tư duy mang tính cảnh giác cao. Ông ấy nói rằng việc các nhà chức trách quyết định liệu có hay không thêm liều bổ sung trong tương lai gần là điều cần thiết, “đây sẽ là một lời kêu gọi khó khăn và nó chắc chắn phải dựa trên những bằng chứng chưa rõ ràng.” như việc các chuyên gia tiếp tục cân nhắc về lợi ích của việc khảo sát liều bổ sung.

0 0 vote
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận